top of page
Ảnh của tác giảChristopher Vu

Khi nào nên tìm đến phương pháp trị liệu cặp đôi?

Đã cập nhật: 29 thg 7

Trong quá trình đồng hành, các cặp đôi đều sẽ phải trải qua những giai đoạn khó khăn. Đây là lúc mà phương pháp trị liệu cặp đôi có thể giúp bạn.


Những dấu hiệu bạn cần tới phương pháp trị liệu cặp đôi

Phương pháp trị liệu cặp đôi (couples therapy) có thể được xem là một lựa chọn thông minh trong việc củng cố mối quan hệ hoặc giải quyết các vấn đề tình cảm. Nhận biết những dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn xác định liệu đã đến lúc cần tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia hay chưa.



1. Trị liệu cặp đôi khi giao tiếp bị đứt gãy:

Giao tiếp hiệu quả luôn là chìa khóa của một mối quan hệ vững chắc. Khi các cuộc trò chuyện giữa bạn và nửa kia bắt đầu gặp vấn đề, đó là lúc mà sự hiểu lầm gia tăng và những cảm xúc tiêu cực liên tục bị dồn nén. Nếu bạn và người ấy thường xuyên nổ ra những cuộc tranh cãi hay xung đột ác liệt, trong đó cả hai đều không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến, hoặc không thể có bất kỳ một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng nào, đó là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mối quan hệ của bạn đang cần đến sự trợ giúp từ chuyên gia.


2. Trị liệu cặp đôi khi có sự xa cách về mặt tâm lý và thân thể:

Yếu tố thân mật cảm xúc (emotional intimacy) và thân mật cơ thể (physical intimacy) là những khía cạnh quan trọng của một mối quan hệ lành mạnh, dựa trên tác dụng giải phóng các hormone hạnh phúc như oxytocin (theo Hurlemann và Scheele, 2016; Grewen và các cộng sự, 2005), dopamine (theo Walum và Young, 2018), serotonin (theo Mottolese và các cộng sự, 2014),... vốn có lợi cho cơ thể. Sự thiếu hụt các yếu tố gần gũi về mặt thể xác và tinh thần có thể dẫn đến cảm giác thất vọng, mất kết nối, tách biệt, chán nản, không thỏa mãn,... giữa bạn và đối phương. Trị liệu cặp đôi có thể giúp xác định nguyên nhân tiềm ẩn của những vấn đề trên và khơi gợi lại ngọn lửa tình yêu của hai người.


Trị liệu cặp đôi 1
Sự thiếu hụt các yếu tố gần gũi về mặt thể xác và tinh thần có thể dẫn đến cảm giác thất vọng, mất kết nối, tách biệt, chán nản, không thỏa mãn,...

3. Trị liệu cặp đôi khi niềm tin bị lung lay:

Niềm tin là nền móng dựng xây mọi mối quan hệ lâu dài và thành công. Nhưng khi sự tin tưởng bị mài mòn do hậu quả của các hành động ngoại tình hoặc thiếu trung thực, việc hàn gắn tình cảm sẽ trở thành nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Một phiên trị liệu cặp đôi tại Đất Trị Liệu có thể cung cấp một không gian trung lập để cả hai giải quyết vấn đề niềm tin và tìm cách tái thiết mối quan hệ.

Trị liệu cặp đôi
Trị liệu cặp đôi có thể cung cấp một không gian trung lập để cả hai giải quyết vấn đề niềm tin và tìm cách tái thiết mối quan hệ.


4. Trị liệu cặp đôi khi những thay đổi trong cuộc sống trở nên quá áp lực:

Những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, chẳng hạn như mất việc làm, trở thành cha mẹ, hoặc chuyển đến một nơi ở mới có thể gây áp lực to lớn lên mối quan hệ của bạn. Tìm kiếm phương pháp trị liệu cặp đôi trong những thời điểm khó khăn có thể giúp bạn và nửa kia nhanh chóng thiết lập các chiến lược hỗ trợ lẫn nhau một cách kịp thời.


5. Trị liệu cặp đôi khi xung đột gia đình và họ hàng leo thang:

Xung đột giữa các thành viên trong gia đình có thể khiến mối quan hệ của các cặp đôi trở nên vô cùng căng thẳng. Nếu thân chủ nhận thấy một số động thái trong gia đình liên tục gây ra những mâu thuẫn và áp lực tinh thần lên bản thân và bạn đ, chúng tôi có thể giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp.


Trị liệu cặp đôi 3
Xung đột giữa các thành viên trong gia đình có thể khiến mối quan hệ của cặp đôi trở nên vô cùng căng thẳng.

6. Trị liệu cặp đôi khi mãi mắc kẹt trong nỗi đau quá khứ:

Nếu bạn và nửa kia luôn bị mắc kẹt trong những ký ức tiêu cực, lặp đi lặp lại các cuộc tranh luận hoặc xung đột giống nhau, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. Trị liệu cặp đôi có thể giúp thân chủ đối diện với nỗi đau và vượt qua quá khứ.


Xóa bỏ những nghi ngại và định kiến

Một số thân chủ có thể ngần ngại đăng ký tham gia trị liệu cặp đôi do mối lo xuất phát từ những trăn trở và thành kiến nhất định. Hãy nhớ rằng việc tìm kiếm các phương pháp trị liệu tâm lý không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối hay nhu nhược. Tại Đất Trị Liệu, chúng tôi luôn khuyến khích những cuộc trò chuyện mở và trung thực nhằm cải thiện mối quan hệ của bạn và nửa kia.



Kết luận:

Nhận biết những dấu hiệu cần đến trị liệu cặp đôi là bước tiến tích cực đầu tiên trong nỗ lực cải thiện mối quan hệ của bạn. Thông qua việc cung cấp một không gian an toàn và tích cực để thân chủ giải quyết những vấn đề tình cảm, cải thiện giao tiếp và tái xây dựng một mối quan hệ hạnh phúc, việc xem xét tham gia phiên trị liệu cặp đôi tại Đất Trị Liệu nhằm đối phó với những thách thức trong tình yêu chưa bao giờ là quá muộn!


Trích dẫn:

  1. Hurlemann R., Scheele D. (2016). Dissecting the role of oxytocin in the formation and loss of social relationships. Biol. Psychiatry 79 185–193.10. 1016/j.biopsych.2015.05.013

  2. Grewen K. M., Girdler S. S., Amico J., Light K. C. (2005). Effects of partner support on resting oxytocin, cortisol, norepinephrine, and blood pressure before and after warm partner contact. Psychosom. Med. 67 531–538. 10.1097/01.psy.0000170341.88395.47

  3. Mottolese R, Redouté J, Costes N, Le Bars D, Sirigu A. Switching brain serotonin with oxytocin. Proc Natl Acad Sci U S A. 2014;111:8637–42.

  4. Walum H., Young L. J. (2018). The neural mechanisms and circuitry of the pair bond. Nat. Rev. Neurosci. 19 643–654. 10.1038/s41583-018-0072-76

22 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentários


bottom of page